Sàn NFT là gì? Hướng dẫn cơ bản cho mọi người về sàn NFT

by Sàn NFT

Khi bạn có nghe rằng mọi người đang bàn tán về mèo điện tử, những khoảnh khắc đặc biệt của giải NBA hay bức họa điện tử hình Donald Trump nhưng không biết mua những sản phẩm NFT này ở đâu? Đừng lo, dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn.

NFTs nhanh chóng trở thành xu hướng chính trong các sản phẩm mã hóa kể từ giữa năm 2020, điều đó đến từ việc các nhà đầu tư tiền mã hóa và cả đầu tư truyền thống đều đang ra sức để đầu cơ và sở hữu các sản phẩm “độc nhất vô nhị” xây dựng dựa trên công nghệ blockchain này. NFTs là các mã (token) và mỗi mã đều khác nhau, chứng thực quyền sở hữu các sản phẩm có số lượng giới hạn, thường là các sản phẩm kỹ thuật số như tranh ảnh, bài nhạc, bộ sưu tập, các món đồ trong game hoặc là cả đất đai. Không như các sản phẩm tiền mã hóa thông thường như Bitcoin hay tiền giấy, các mã này không thể trao đổi qua lại vì mỗi mã có các kí tự khác nhau nhằm chứng thực cho sự độc nhất của chúng.

Bên canh đó, NFTs hầu như không thể mua trên các sàn giao dịch tập trung như Binance hay phi tập trung như Uniswap. NFTs được đấu giá và giao dịch trên các sàn được xây dựng riêng cho chúng. Các sàn NFTs cũng có những tính năng tượng tự các sàn giao dịch khác như có thể lưu trữ, hiển thị, giao dịch và có cả chức năng tạo ra NFTs. Trước khi bung tiền mua NFTs, các bạn cần có các thứ sau:

  • Ví điện tử: Bạn cần xem rõ ví của bạn có hỗ trợ lưu trữ NFTs mà bạn dự định sẽ mua hay không. Ví dụ bạn muốn sở hữu các NFT được tạo ra bằng nền tảng Ethereum thì ví của bạn cũng phải hỗ trợ lưu trữ Ethereum như MetaMask.
  • Một lượng tiền mã hóa trong ví: Hầu hết các sản phẩm NFT đều được đấu giá và mua bán bằng các loại tiền mã hóa thông dụng. Tuy nhiên, hãy để ý xem sàn giao dịch hay NFT mà bạn muốn mua bán có hỗ trợ loại tiền mã hóa mà bạn đang sở hữu hay không.
  • Tài khoản: Tạo tài khoản trên sàn, kết nối với ví điện tử của bạn để có thể thực hiện mua bán.

Ngoài ra, việc tạo và đăng các NFT lên trên sàn giao dịch thường không tốn phí. Phí chủ yếu đến từ việc bạn chọn loại nền tảng blockchain mà bạn dùng để tạo mã. Ví dụ Ethereum là nền tảng thông dụng nhất với NFT nhưng phí giao dịch lại cao nhất. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nền tảng đang tấn công vào thị trường đầy tiềm năng này như: Binance, EOS, Solana, Polkadot,…

Nếu các NFT mà bạn muốn mua được xây dựng trên nền tảng Ethereum thì bạn có thể dễ dàng mua bằng các token cũng được xây dựng trên Ethereum ví dụ như USDT, USDC, BNB, DAI. Ngược lại cũng có một số NFT như các khoảnh khắc ấn tượng trong giải NBA được xây dựng trên nền tảng Flow thì không thể mua bằng các token thuộc nền tảng Ethereum như trên.

Các chức năng quan trọng

Đăng ký tài khoản

Vấn đề chủ yếu trong việc đăng ký tài khoản chính là liên kết với ví điện tử của bạn. Việc sử dụng ví điện tử giúp cho bạn lưu trữ các tài sản số của mình an toàn hơn nhiều. Thông thường khi bạn kết nối ví của bạn, bạn cần phải nhập mật khẩu ví của mình nhằm để kích hoạt thành công việc kết nối.

Mua NFT

NFT chủ yếu được giao dịch ở một mức giá cố định hoặc qua việc đấu giá. Trong một số trường hợp, người mua có thể thương lượng riêng với chủ sở hữu nhằm đạt được ý định phù hợp với mong muốn đôi bên.

Bán NFT

Như đã đề cập việc bán các tài sản kỹ thuật số này có nhiều yếu tố đặc thù về công nghệ, đặc biệt là nếu bạn vừa là người bán vừa là người tạo ra tài sản:

Bạn cần phải đăng tải tài sản số đó lên sàn giao dịch và lựa chọn giá cả là mức giá cố định hay qua đấu giá. Sau đó bạn cần phải chờ sàn xét duyệt tính hợp pháp tài sản của bạn. Nếu được chấp thuận, sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện trên sàn sẵn sàng để mua bán.

Nếu bạn lần đầu bước chân vào thị trường này, bạn nên cân nhắc bắt đầu với Ethereum vì đây là nền tảng hỗ trợ lớn nhất của NFT. Bạn cần có ví điện tử hỗ trợ công nghệ ERC-721 (công nghệ dùng để tạo NFTs trên Ethereum) như ví MetaMask, của hãng Trust hay ví của Coinbase. Đồng thời bạn cần có một khoản tiền mã hóa Ethereum nhất định nhằm để chi trả cho phí giao dịch trên các sàn. Sau khi bạn đã hoàn tất các bước trên, bạn đã sẵn sàng để mua sắm.

Các loại sàn giao dịch

Có 2 mô hình thông dụng cho loại hình dịch vụ này: sàn bán hỗn hợp các loại hay sàn chuyên về các sản phẩm tranh ảnh. Vẫn có các sàn phục vụ cho các sản phẩm ngách như đồ dùng trong game, bộ sưu tập thẻ bài điện tử hoặc bất động sản điện tử. Dưới đây là 5 sàn thuộc 2 thể loại thông dụng đang có lượng người giao dịch, sử dụng và biết đến nhiều nhất trên thị trường:

OpenSea: Đây là sàn hỗn hợp kinh điển nhất hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm hàng trăm sản phẩm NFT từ khắp các thể loại như tranh ảnh, thẻ bài điện tử, bộ sưu tập thể thao hay thậm chí là các tên miền hiếm.

Rarible: Đây là sàn được tạo ra và phát triển bởi công ty Rarible tại Nga, được tài trợ bởi đồng tiền mã hóa RARI. Dù tập trung chủ yếu vào tranh ảnh, nhưng bạn vẫn dễ dàng tìm thấy các sản phẩm NFT khác tại đây.

Super Rare: Đây là sàn giao dịch tập trung vào các sản phẩm tranh ảnh số, các sản phẩm tại đây được tạo ra bởi các họa sĩ hàng đầu trên thế giới nên tính nghệ thuật vô cùng cao.

Nifty Gateway: Tại đây bạn có thể mua bán các sản phẩm tranh ảnh đến từ các nghệ sĩ nổi tiếng khá giống với Super Rare, đây cũng là nơi đã diễn ra giao dịch NFT đắt tiền nhất hiện nay là 69 triệu USD của họa sĩ Beeple.

Foundation: Thành lập vào tháng 2 năm nay, Foundation đã nhanh chóng trở thành sàn nổi tiếng nhất dành cho giới sáng tạo với khối lượng giao dịch đạt ngưỡng 48 triệu USD. Lý do có thể là do đây là nơi tập trung nhiều sản phẩm nổi bật của cộng đồng.

Với các sản phẩm ngách như các ảnh đại diện điện tử hay các thẻ bài các vận động viên thì dạo gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ các sàn giao dịch cho dòng sản phẩm này. Dưới đây là 5 nền tảng nổi tiếng cho các sản phẩm đặc thù:

NBA Top Shot: Một sàn NFT xây dựng bằng công nghệ Flow cho phép mọi người mua bán, sở hữu các thẻ bài điện tử – đính kèm bên trong là 1 video về khoảnh khắc đáng nhớ tại giải NBA.

Axie Infinity: Nền tảng quản lý các nhân vật trong trò chơi đang nóng bỏng trong thời gian gần đây vì trò chơi Axie Infinity đang thu hút rất nhiều người chơi. Đây là nơi người chơi trao đổi các vật phẩm bên trong trò chơi như bánh mì hoặc các con thú được gọi chung là Axies. Thậm chí đã có người kiếm sống bằng trò chơi này.

Decentraland: Đây là nền tảng nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản thực tế ảo. Tại đây, người dùng có thể giao dịch đất đai hoặc các trang phục trong các trò chơi thực tế ảo.

Sorare: Tại đây, bạn có thể mua các thẻ bài cầu thủ bóng đá và dùng chúng trong trò chơi thực tế ảo cùng tên, đây là một trò chơi bóng đá như FIFA nhưng dưới dạng thực tế ảo.

Valuables: Đây là nơi mà mọi người có thể mã hóa các tweets và bán nó dưới dạng 1 NFTs. CEO của Twitter, Jack Dorsey đã bán tweets đầu tiên của ông tại nền tảng này với giá 2,9 triệu USD.

Theo: Vnreview.

You may also like

1 comment

Biện pháp tăng độ bảo mật khi đầu tư NFT - Sàn NFT 21 Tháng 12, 2021 - 2:26 chiều

[…] Sàn Huobi NFT là gì? Một số thông… Sàn Binance NFT là gì? Đánh giá và… Sàn NFT là gì? Hướng dẫn cơ bản… NFT là gì? Cách đúc NFT của riêng… NFT là gì? Đây là những gì […]

Reply

Leave a Comment